Sống khỏe cùng Kingsport
Top 10 Dấu Hiệu Thoát Vị Đĩa Đệm Lưng Bạn Đã Biết?
27/03/2023 08:35
Thoát vị đĩa đệm lưng là một căn bệnh không hiếm gặp. Chúng gây đau đớn và ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Vậy đâu là những dấu hiệu thoát vị đĩa đệm lưng dễ nhận biết? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây nhé.
Thoát vị đĩa đệm lưng phổ biến ở người trưởng thành
1. Thế nào là thoát vị đĩa đệm lưng?
Để nhận biết được những dấu hiệu thoát vị đĩa đệm lưng, trước hết chúng ta cần hiểu rõ về căn bệnh này. Thực tế, đây là bệnh khá phổ biến trong đời sống và thường gặp ở những người trưởng thành. Tình trạng thoát vị có nghĩa là các nhân nhầy bên trong đĩa đệm cột sống bị thoát ra ngoài do các đĩa đệm đã bị tổn thương. Khi thoát ra, chúng chèn ép vào các rễ dây thần kinh và gây đau nhức cho người bệnh. Bệnh sẽ có ba dạng chính là thoát vị đĩa đệm cổ, thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng hay còn gọi là thoát vị đĩa đệm L4 L5, thoát vị đĩa đệm mất nước. Thống kê cho thấy có tới 30% người trưởng thành mắc căn bệnh này.
>>> Tất cả thông tin về bệnh đau thắt lưng, bạn đọc xem thêm tại: https://kingsport.vn/dau-that-lung.html
2. Các giai đoạn của bệnh thoát vị đĩa đệm lưng
Bệnh thoát vị đĩa đệm lưng có 4 giai đoạn phát triển tương đối rõ ràng bao gồm:
- Giai đoạn một: Đĩa đệm có dấu hiệu biến dạng nhưng chưa rách vòng bao xơ. Người bệnh chỉ thỉnh thoảng thấy tê tay tê chân và không bị đau nhức.
- Giai đoạn hai: Vòng bao xơ chỉ mới rách một phần, nhân nhầy thoát ra ở vị trí này và đĩa đệm bắt đầu phình to. Mặc dù vậy, các dấu hiệu đau vẫn chưa rõ ràng.
- Giai đoạn ba: Vòng bao xơ rách toàn bộ và nhân nhầy thoát ra, chèn ép lên các rễ dây thần kinh. Các cơn đau rõ rệt và người bệnh cần phải đến gặp bác sĩ để thăm khám, điều trị.
- Giai đoạn bốn: Bệnh có những biến chứng nghiêm trọng. Các cơn đau dữ dội và kéo dài, ảnh hưởng rất lớn đến người bệnh.
Thoát vị đĩa đệm có nhiều giai đoạn khác nhau
3. Các dấu hiệu thoát vị đĩa đệm lưng
Các dấu hiệu của bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống lưng còn tùy thuộc vào từng vị trí của bệnh và dây thần kinh bị ảnh hưởng. Do đó, tùy loại bệnh mà chúng sẽ có những dấu hiệu cụ thể sau đây.
3.1. Dấu hiệu của bệnh thoát vị đĩa đệm L4 L5(cột sống thắt lưng)
Nếu mắc phải loại bệnh này, người bệnh sẽ có những dấu hiệu sau:
- Các cơn đau đột ngột và dữ dội ở vùng thắt lưng.
- Cơn đau âm ỉ và lan tỏa ở toàn bộ vùng thắt lưng, chúng cũng có thể đau thành từng cơn.
- Người bệnh gặp khó khăn trong việc cúi hoặc ưỡn lưng.
- Cơn đau ở thắt lưng có thể kèm theo đau thần kinh tọa, lan theo hình vòng cung ra trước ngực hoặc liên sườn.
- Hai chi tê liệt hoặc yếu.
- Ngón chân cái cử động gấp - duỗi khó khăn, mu bàn chân và mông có cảm giác tê bì rõ rệt.
- Cơn đau sẽ tăng lên khi bệnh nhân ngồi, nằm nghiêng, hắt hơi, ho hay đại tiện, vận động.
- Người bệnh có xu hướng đứng vẹo một bên để giảm cảm giác đau.
3.2. Dấu hiệu thoát vị đĩa đệm lưng ở đốt sống cổ
Nếu bị thoát vị đĩa đệm ở đốt sống cổ thì bệnh sẽ có những triệu chứng sau:
- Đau, cứng ở vùng cổ vai gáy, cảm giác đau lan sang hai bả vai.
- Vùng gáy bị nhức mỏi.
- Ngón tay cái, bàn tay, cổ tay có thể mất cảm giác, đau nhức hoặc bị tê.
- Khi xoay cổ, ưỡn cổ thì cảm giác đau tăng lên.
- Trong một vài trường hợp, người bệnh bị đau đầu, chóng mặt.
- Cánh tay cử động kém linh hoạt, khó khăn trong việc cầm nắm đồ đạc.
- Cơn đau có thể diễn ra liên tục hay ngắt quãng.
- Cảm giác đau tăng lên khi xoay đầu, ngửa cổ, ho, hắt hơi,...
Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ
4. Những nguyên nhân của bệnh thoát vị đĩa đệm lưng
Chúng ta đã biết những dấu hiệu thoát vị đĩa đệm lưng. Vậy đâu là những nguyên nhân gây ra căn bệnh này? Thực tế, có rất nhiều lý do khiến cho người trưởng thành mắc bệnh.
- Sai tư thế: Các tư thế như đi, đứng, ngồi, nằm, lao động nặng… bị sai đều làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh.
- Chấn thương: Lực tác động mạnh do tai nạn có thể gây chấn thương và khiến cho cấu trúc của đĩa đệm bị thay đổi.
- Quá trình lão hóa tự nhiên: Tuổi tác càng lớn, cột sống càng kém linh hoạt hơn, vòng sụn dần bị xơ hóa và dễ dẫn đến tình trạng thoái hóa. Trong đó, độ tuổi từ 30-50 là dễ gặp căn bệnh này nhất.
- Một số yếu tố khác làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh: Người bị thừa cân, béo phì, các bệnh lý khác về cột sống, yếu tố nghề nghiệp, người thường mang giày cao gót.
5. Điều trị thoát vị đĩa đệm thắt lưng như thế nào?
Những dấu hiệu thoát vị đĩa đệm lưng thường chỉ biểu hiện rõ khi bệnh đã ở giai đoạn nặng. Lúc này, hình ảnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng rất rõ ràng và có thể nhìn thấy qua phim chụp X quang. Khi đó, người bệnh cần được điều trị dứt điểm để tránh những biến chứng không mong muốn. Vậy đã có triệu chứng, nguyên nhân thì cách chữa thoát vị đĩa đệm như thế nào? Dưới đây là một số điều cần biết.
5.1. Chữa thoát vị đĩa đệm bao lâu thì khỏi?
Điều này còn tùy thuộc vào tình trạng của bệnh và sự hợp tác của bệnh nhân. Một điều cần lưu ý là chúng ta hoàn toàn có thể chữa khỏi căn bệnh này nếu như kiên trì. Hơn nữa, biện pháp điều trị cũng không nhất thiết phải là phẫu thuật hay uống thuốc. Việc điều trị có thể kéo dài đến vài tháng để có thể khỏi hoàn toàn.
Thoát vị đĩa đệm có thể chữa khỏi hoàn toàn
5.2. Gợi ý cách chữa thoát vị đĩa đệm tại nhà
Chúng ta hoàn toàn có thể áp dụng một số biện pháp điều trị căn bệnh này tại nhà, kết hợp với các biện pháp chuyên môn được hướng dẫn bởi bác sĩ.
- Nghỉ ngơi đầy đủ, tránh vận động mạnh.
- Sử dụng các loại thuốc giảm đau theo hướng dẫn của bác sĩ.
- Massage bấm huyệt giúp tăng cường khả năng lưu thông khí huyết, thư giãn các cơ.
- Chườm nóng giúp giãn cơ và giảm đau.
- Sử dụng các bài thuốc đông y theo hướng dẫn của bác sĩ.
5.3. Các biện pháp y tế
Bên cạnh các biện pháp tại nhà, chúng ta có thể cần đến các biện pháp chuyên môn dưới sự hướng dẫn của bác sĩ. Chúng bao gồm:
- Điều trị bệnh bằng thuốc tân dược.
- Sử dụng biện pháp vật lý trị liệu.
- Phẫu thuật.
- Châm cứu giảm đau.
6. Hướng dẫn một số bài tập chữa thoát vị đĩa đệm
Nếu như đã hiểu rõ dấu hiệu thoát vị đĩa đệm lưng, những tác động của chúng cũng như những cách chữa phù hợp, chúng ta cũng có thể thực hiện thêm một số bài tập phụ trợ giúp nâng cao hiệu quả điều trị.
6.1. Bài tập căng cổ
Đây là một trong những bài tập khá đơn giản và có thể áp dụng cho trường hợp thoát vị đĩa đệm cột sống cổ.
- Ngồi khoanh chân trên sàn, giữ thẳng lưng.
- Tay phải duỗi thẳng và chống xuống sàn, tay trái đặt lên trên đỉnh đầu.
- Dùng một lực vừa phải kéo đầu nghiêng sang trái và giữ trong khoảng 15 giây rồi về lại tư thế ban đầu rồi đổi bên.
- Lặp lại từ 2-3 lần cho mỗi bên.
Bài tập căng cổ
6.2. Bài tập cúi đầu về phía trước
Bài tập này giúp tái tạo lại đường cong sinh lý cho cột sống cổ
- Ngồi thẳng lưng trên sàn.
- Hai tay đặt phía sau đầu rồi nhẹ nhàng ấn đầu về phía trước sao cho cằm gập về phía ngực.
- Giữ nguyên tư thế trong 15 giây và lặp lại 2-3 lần.
6.3. Bài tập rắn hổ mang
Đây là một bài tập thoát vị đĩa đệm L4 L5 rất hiệu quả.
- Nằm sấp trên sàn, hai chân duỗi thẳng về phía sau, hai tay chống xuống sàn.
- Hít sâu rồi dùng lực cánh tay nâng phần thân trên lên khỏi mặt sàn.
- Cánh tay duỗi thẳng, đẩy vai ra phía sau, ngực mở rộng. Hít thở đều đặn.
- Giữ nguyên tư thế trong 30 giây rồi trở về tư thế chuẩn bị.
- Lặp lại động tác từ 2-3 lần.
6.4. Bài tập tư thế cây cầu
Nếu có những dấu hiệu thoát vị đĩa đệm lưng và đang muốn tìm cách chữa thoát vị đĩa đệm L4 L5, bạn có thể tham khảo thêm bài tập này.
- Nằm ngửa trên sàn, hai chân chống xuống sàn, đầu gối co lại, hai tay đặt dọc theo thân người.
- Hít sâu rồi nâng phần hông và bụng lên, cổ và vai vẫn áp sát xuống sàn.
- Giữ tư thế trong 30 giây, hít thở đều rồi hạ về tư thế chuẩn bị.
- Lặp lại động tác từ 2-3 lần.
Tư thế cây cầu
7. Một số biện pháp phòng ngừa thoát vị đĩa đệm cột sống lưng
Các dấu hiệu thoát vị đĩa đệm lưng thường chỉ biểu hiện ở giai đoạn muộn và khiến người bệnh đau đớn, khó chịu. Do đó, cách tốt nhất để đối phó với căn bệnh này là chúng ta nên chủ động phòng tránh bằng một số cách đơn giản sau:
- Không nên duy trì ở một tư thế quá lâu để làm giảm áp lực cho đĩa đệm cột sống. Điều này rất quan trọng và đáng lưu ý với những người làm việc văn phòng, công việc đặc thù đòi hỏi phải đứng hoặc ngồi trong thời gian dài.
- Tập thể dục thường xuyên: điều này giúp máu huyết lưu thông tốt hơn, đồng thời tăng cường sự dẻo dai cho các khớp, cơ.
- Không làm việc nặng, quá sức. Chúng có thể ảnh hưởng đến tải trọng và vượt quá sức chịu đựng của cột sống.
- Giữ đúng tư thế khi làm việc, bê vác, đi đứng, ngồi,...
- Làm việc và nghỉ ngơi hợp lý cũng giúp điều hòa cột sống và phòng bệnh hiệu quả.
- Có chế độ ăn uống hợp lý với đầy đủ chất dinh dưỡng, bổ sung thêm canxi và các khoáng chất cần thiết cho cơ thể.
Tích cực vận động giúp ngăn ngừa bệnh thoát vị đĩa đệm
Xem thêm thông tin:
- Đau Cột Sống Thắt Lưng Ở Người Trẻ Và Cách Điều Trị
- Đau Thắt Lưng Bên Trái Lan Xuống Mông Là Bệnh Gì?
- 7 Bài Tập Yoga Trị Đau Thắt Lưng Và Cột Sống Cổ Tại Nhà
Trên đây là những dấu hiệu thoát vị đĩa đệm lưng cũng như những thông tin cần biết về căn bệnh này. Để phòng tránh bệnh, chúng ta hãy tập thói quen vận động thể chất, ăn uống lành mạnh đồng thời đi khám sức khỏe thường xuyên để kịp thời phát hiện những bất thường trên sức khỏe cũng như hệ xương khớp. Hy vọng KingSport đã mang đến bạn đọc những thông tin hữu ích,
Các tin khác
-
Đau Cột Sống Thắt Lưng Ở Người Trẻ Và Cách Điều Trị
-
Đau Thắt Lưng Bên Trái Lan Xuống Mông Là Bệnh Gì?
-
Sự Kiện Trao Giải Đợt 1 “Mua Ngay KingSport Trúng Ô Tô Vinfast Vf8”
-
7 Bài Tập Yoga Trị Đau Thắt Lưng Và Cột Sống Cổ Tại Nhà
-
Top 5 Máy Massage Lưng Phổ Biến, Giá Tốt Nhất 2023
-
Lịch Chạy Bộ Giảm Cân Đúng Cách Đốt Mỡ Thừa Đạt Hiệu Quả
-
Giải Quyết Tình Trạng Đau Thắt Lưng Khi Mang Thai
-
Bệnh Đau Thắt Lưng Ở Phụ Nữ Điều Trị Như Thế Nào?
-
Top 8 Bài Tập Chữa Đau Thắt Lưng Hiệu Quả Tức Thì
-
Đau Thắt Lưng Bên Trái Là Bệnh Gì? Nguy Hiểm Không?
HỆ THỐNG SHOWROOM TOÀN QUỐC
Đội ngũ KingSport luôn sẵn sàng phục vụ quý khách trên toàn quốc một cách nhiệt tình