Rối loạn mỡ máu và những lưu ý khi điều trị rối loạn mỡ máu

Tuy rối loạn mỡ máu không phải là căn bệnh cấp tính nhưng biến chứng của chúng lại rất nguy hiểm và có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh. Điều trị rối loạn mỡ máu hiện nay có rất nhiều cách, nhưng nhìn chung chúng vẫn hữu hiệu nhất khi người bệnh từ bỏ những thói quen xấu và xây dựng cuộc sống lành mạnh hơn so với trước kia.

rối loạn mỡ máu 1

Rối loạn mỡ máu là bệnh phổ biến ở nhiều người

1. Rối loạn mỡ máu là gì? Phân loại nhóm bệnh

Rối loạn mỡ máu là tình trạng cơ thể có sự tăng cao của một hoặc nhiều thành phần mỡ trong huyết thanh máu. Các thành phần mỡ này luôn bao gồm hai nhóm chính đó là cholesterol và triglycerides.

Rối loạn mỡ máu tuy không thuộc nhóm bệnh cấp tính nhưng nó có thể gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe, điển hình nhất chính là bệnh tăng nguy cơ bệnh tim mạch và đột quỵ.

Hiện tại bệnh rối loạn chuyển hóa mỡ máu đang có hai nhóm chính đó là:

  • Hypercholesterolemia: Đây là tình trạng mà mức độ cholesterol LDL (chúng ta thường gọi là cholesterol xấu) trong máu tăng cao. Cholesterol LDL có thể tích tụ trên thành mạch, tạo thành các gắn kết mỡ gọi là xơ vữa, gây ra hiện tượng xơ vữa mạch máu (atherosclerosis).

  • Hypertriglyceridemia: Tình trạng này xảy ra khi mức độ triglycerides (một loại mỡ) trong máu tăng cao. Các mức độ triglycerides cao cũng có thể đánh dấu sự tăng nguy cơ bệnh tim.

Hiện nay có rất nhiều người bệnh thờ ơ với căn bệnh này bởi vì chưa hình dung rõ những tác hại nghiêm trọng về sau của chúng đối với sức khỏe cơ thể. Nếu như ý thức trong lúc phát hiện ra bệnh được nâng cao, khả năng điều trị rối loạn mỡ máu của bạn sẽ rất tốt.

Có thể bạn quan tâm: Máu lưu thông kém: Triệu chứng và nguyên nhân gây bệnh

rối loạn mỡ máu 2

Rối loạn mỡ máu là gì?

2. Nguyên nhân chúng ta nhiễm rối loạn chuyển hóa mỡ máu

Căn bệnh rối loạn mỡ máu (rối loạn lipid máu) thường đến từ hai nguyên nhân chính đó là nguyên phát và thứ phát. Trong đó, thứ phát chính là nguyên nhân mà chúng ta có thể kiểm soát và thoát khỏi căn bệnh này nhanh chóng.

2.1. Nguyên nhân rối loạn mỡ máu nguyên phát

Yếu tố di truyền chính là nguyên nhân gây ra bệnh rối loạn chuyển hóa mỡ máu ở giới trẻ. Tuy đây không phải là nguyên nhân phổ biến nhưng những ai không may mắc phải chúng thường sẽ dễ mắc các bệnh lý liên quan đến tim mạch và tuổi thọ sẽ không cao như người bình thường.

Để hạn chế trường hợp xấu này xảy ra, khi có ý định mang thai thì người chồng và vợ nên đến các bệnh viện lớn để xét nghiệm tiền hôn nhất, kịp thời phát hiện bệnh và sớm có cách điều trị phù hợp nhất.

2.2. Rối loạn mỡ máu cho thứ phát

Khác với nguyên phát, thứ phát là nhóm nguyên nhân có thể kiểm soát được nếu như người bệnh kịp thời thay đổi các thói quen xấu dẫn đến căn bệnh này. Sau đây là một số nguyên nhân thường gặp nhất:

  • Sinh hoạt thiếu khoa học: Ăn thực phẩm nhanh (fast food), thực phẩm chế biến sẵn hoặc tiếp nạp quá nhiều chất béo xấu,... sẽ khiến cơ thể dễ mắc bệnh. Nếu để lâu sẽ dễ dẫn đến bệnh xơ vữa động mạch, tai biến mạch máu não trong tương lai.

  • Uống nhiều rượu bia và hút thuốc: Nghiện rượu và chất kích thích chính là nguyên nhân lớn khiến rối loạn mỡ máu dễ dàng xuất hiện trong cơ thể của chúng ta. Nếu không kịp điều trị, bệnh sẽ dẫn đến các giai đoạn nguy hiểm như xơ gan, viêm phổi, ung thư,...

  • Thừa cân, béo phì: Thừa cân quá với mức tiêu chuẩn sẽ khiến cơ thể dễ mắc phải nhiều bệnh về tim mạch, trong đó có các triệu chứng rối loạn mỡ máu.

Ngoài những nguyên nhân kể trên, một số bệnh liên quan về nội tạng như xơ gan, tiểu đường, suy giáp,... có thể ảnh hưởng đến quá trình rối loạn mỡ máu.

Tham khảo thêm: Giải Đáp: Tình Trạng Béo Phì Gây Ra Những Bệnh Gì?

rối loạn mỡ máu 3

Nguyên nhân gây rối loạn mỡ máu

3. Các triệu chứng rối loạn mỡ máu điển hình nhất

Khi bị cholesterol máu cao, người bệnh thường có những triệu chứng rối loạn mỡ máu điển hình như sau:

3.1. Huyết áp không ổn định

Dấu hiệu điển hình của bệnh rối loạn lipid máu đó là huyết áp không ổn định, gây ra các biểu hiện choáng váng, ăn không tiêu,... Điều này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt hàng ngày và có thể khiến người bệnh nhập viện để điều trị kịp thời bệnh lý.

3.2. Chân lạnh và tê bì

Khi mạch máu bị tắc nghẽn hoặc không kịp lưu thông đến chân sẽ dễ khiến khu vực chân bị lạnh, đau nhức và tê bì. Do các biểu hiện này khá phổ biến ở nhiều cơ địa nên dễ bị người bệnh bỏ qua mà không tìm đến bác sĩ chuyên môn để thăm khám và tìm ra lý do.

rối loạn mỡ máu 4

Chân lạnh và tê bì là dấu hiệu rối loạn mỡ máu

3.3. Đau hoặc tức ngực

Như đã chia sẻ ở trên, nếu không kịp điều trị rối loạn mỡ máu sớm thì người bệnh sẽ dễ mắc phải các bệnh liên quan đến tim mạch. Biểu hiện đau thắt hoặc đánh trống ngực chính là một trong những biểu hiện sớm của bệnh này.

Nếu có các biểu hiện khó thở, ngực bè đè nặng, tức ngực,... thì người bệnh nên tìm đến bác sĩ nhanh chóng để được hỗ trợ điều trị kịp thời.

Đặc biệt, khi chỉ số triglyceride trong cơ thể tăng cao hơn mức an toàn sẽ dễ khiến người bệnh bị đột quỵ. Đây là một trong những triệu chứng nặng của bệnh rối loạn mỡ máu thường gặp.

4. Rối loạn mỡ máu có gây nguy hiểm hay không?

Tuy không phải là bệnh nguy hiểm nhưng rối loạn mỡ máu vẫn khiến sức khỏe của chúng ta suy kiệt và dẫn đến một số bệnh lý khó điều trị, thậm chí mất cả tính mạng. Bệnh xuất hiện trong cơ thể ở một thời gian đủ lâu sẽ khiến người bệnh dễ mắc phải một số chứng bệnh như sau:

  • Cao huyết áp.

  • Nguy cơ cao mắc các bệnh về tim mạch.

  • Gan nhiễm mỡ.

  • Đái tháo đường (nhiều cấp độ).

  • Sỏi mật và thận.

  • Nguy cơ đột quỵ tăng cao.

  • Viêm tụy cấp.

Dẫu không phải là bệnh trực tiếp gây ảnh hưởng đến tính mạng nhưng người bệnh cần phải lưu ý kỹ về cách điều trị và chăm sóc sức khỏe của bản thân tại nhà, đặc biệt đó là thay đổi thói quen sinh hoạt lành mạnh và vận động thể thao nhiều hơn. Việc thăm khám bác sĩ và tuân thủ các chỉ đạo điều trị cũng sẽ giúp ngăn ngừa các biến chứng của rối loạn mỡ máu và bảo vệ sức khỏe tim mạch của bạn một cách tốt nhất.

Có thể bạn quan tâm: Thừa Cân Béo Phì: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu, Cách Phòng Tránh

rối loạn mỡ máu 5

Rối loạn mỡ máu khá nguy hiểm với sức khỏe

5. Phòng tránh và điều trị rối loạn mỡ máu

Như KingSport đã nhấn mạnh trong toàn bộ bài viết chia sẻ này, rối loạn mỡ máu là căn bệnh có thể kiểm soát và chữa trị được nếu như chúng ta thay đổi thói quen sinh hoạt trở nên lành mạnh hơn.

5.1. Rối loạn mỡ máu kiêng ăn gì?

Điều cần quan tâm nhất khi ngăn ngừa và chữa trị căn bệnh này chính là nghiên cứu “Rối loạn mỡ máu nên ăn gì?” để có thể cải thiện sức khỏe tim mạch nhanh chóng hơn. Một số thức ăn mà người mắc rối loạn chuyển hóa mỡ máu có thể quan tâm như sau:

  • Tăng tiêu thụ mỡ không bão hòa: Mỡ không bão hòa, đặc biệt là dầu cá omega-3, có thể giúp cải thiện rối loạn mỡ máu. Bạn có thể tìm thấy chúng trong cá hồi, cá trích, hạt lanh, hạt óc chó, và dầu cây cỏ (như dầu hạt lanh và dầu cây lúa mạch).

  • Ăn nhiều chất xơ: Thực phẩm chứa nhiều chất xơ giúp hạ mức độ cholesterol trong máu. Hãy ăn nhiều rau xanh, trái cây, hạt, ngũ cốc nguyên hạt và bột mì nguyên cám.

  • Uống nhiều nước: Duy trì cơ thể luôn được cung cấp đủ nước có thể giúp kiểm soát cân nặng và hỗ trợ quá trình chuyển hóa.

Ngoài ra, bạn cũng nên hạn chế ăn những thực phẩm chứa nhiều đường vì có thể gây tăng triglycerides. Khi kiêng ăn ngọt trong một thời gian vừa đủ, cơ thể của bạn sẽ có nhiều cải thiện đáng kể.

rối loạn mỡ máu 6

Rối loạn mỡ máu nên ăn gì? 

5.2. Tăng cường thể thao để điều trị rối loạn mỡ máu

Tăng cường vận động thể chất để đẩy lùi dấu hiệu mỡ trong máu là cách tốt nhất mà bất cứ ai cũng có thể thực hiện được. Đặc biệt, để tăng cường hệ miễn dịch bạn nên dành ra từ 20 - 30 phút tập luyện mỗi ngày.

Nếu bạn ngại ra phòng gym và muốn tập luyện bất cứ thời gian nào trong ngày thì việc đầu tư các thiết bị rèn luyện sức khỏe như máy chạy bộ, xe đạp tập, giàn tạ đa năng,... sẽ là gợi ý hợp lý không nên bỏ qua đấy nhé.

Với các tính năng hỗ trợ tập luyện thông minh, nhóm thiết kế này sẽ đem lại nhiều trải nghiệm tuyệt vời cho người dùng, giúp tăng cường sức khỏe và hạn chế hiệu quả các vấn đề về rối loạn mỡ máu nghiêm trọng.

rối loạn mỡ máu 7

Vận động thường xuyên giúp cải thiện bệnh

Nếu đang muốn sở hữu những thiết bị này thì KingSport sẽ là nơi có thể đáp ứng tốt mọi nhu cầu của gia đình bạn. Là một thương hiệu lâu năm trên thị trường thiết bị sức khỏe, KingSport sẽ đem lại cho khách hàng nhiều lợi ích và trải nghiệm vô cùng đẳng cấp mà không phải đâu cũng có thể thực hiện được.

Tóm lại, bệnh rối loạn mỡ máu tuy không nguy hiểm nhưng nó lại là mầm mống của nhiều căn bệnh khó điều trị về sau này. Chính vì thế, việc tìm ra hướng điều trị rối loạn mỡ máu hợp lý sẽ là điều mà mọi người nên quan tâm và áp dụng càng sớm càng tốt đấy nhé! Cảm ơn bạn đã đọc qua bài viết này và chúc bạn luôn có nhiều sức khỏe.

ĐỂ LẠI thông tin ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN NHANH

Công ty TNHH xuất nhập khẩu phát triển Đông Dương

Cấp bởi: Sở Kế hoạch và đầu tư TP.HCM.

Địa chỉ ĐKKD: 17, Lô B, Đường Số 1, KDC Phú Mỹ, KP1, P.Phú Mỹ, Q7, TP.HCM.

Giấy CNĐKDN: 0310037930

Ngày cấp: 19/05/2010

Chính sách trả góp

Danh mục

Thành viên

Giỏ hàng