Dấu hiệu tụt huyết áp là gì? Nên làm gì khi tụt huyết áp?

14/03/23 11:28

Tụt huyết áp là một tình trạng khá phổ biến và hầu như bất cứ ai cũng có thể gặp phải hiện tượng này. Vậy đâu là những dấu hiệu tụt huyết áp? Nguyên nhân của tình trạng này là gì và chúng ta nên xử trí như thế nào? Một vài thông tin sau đây có thể giúp chúng ta khắc phục hiện tượng này.

Tụt huyết áp là một tình trạng phổ biến

1. Thế nào là tụt huyết áp?

Để biết đâu là những dấu hiệu tụt huyết áp, trước hết chúng ta cần biết như thế nào là tụt huyết áp. Thông thường, chỉ số huyết áp ở người trưởng thành sẽ ở mức 120mmHg/80mmHg. Khi đo huyết áp, nếu hai chỉ số huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương nằm dưới mức này thì sẽ gọi là huyết áp thấp hay tụt huyết áp. 

Tụt huyết áp thường sẽ có hai dạng:

2. Dấu hiệu tụt huyết áp

Khi cơ thể bị tụt huyết áp, lượng máu dẫn đến các cơ quan sẽ bị thiếu hụt. Chính vì thế, những dấu hiệu nhận biết tụt huyết áp cũng khá rõ rệt. 

2.1. Tình trạng hoa mắt, chóng mặt

Đây là một dấu hiệu của tụt huyết áp thường xảy ra khi chúng ta thay đổi tư thế đột ngột như: ngồi quá lâu sau đó đứng dậy, đang nằm thì ngồi bật dậy,... Tình trạng hoa mắt, chóng mặt khiến chúng ta cảm thấy mọi thứ xung quanh như đang xoay tròn, khiến cơ thể không đứng vững. Nếu tình trạng này xảy ra thường xuyên, chúng ta cần đến gặp bác sĩ. 

Hoa mắt, chóng mặt là dấu hiệu tụt huyết áp

2.2. Đau đầu

Một trong những dấu hiệu tụt huyết áp thường gặp nhất đó là tình trạng đau đầu. Cảm giác này sẽ nặng hơn nếu người bệnh bị căng thẳng hoặc hoạt động thể chất ở mức cao. Tuy nhiên, mức độ đau đầu ở mỗi người sẽ khác nhau. Tính chất của các cơn đau cũng sẽ có sự khác biệt. Chúng ta có thể cảm thấy đau nhiều ở vùng đỉnh đầu hoặc đơn giản là cảm giác tê nhức. 

2.3. Suy giảm khả năng tập trung

Khi bị tụt huyết áp, máu sẽ không lên não đủ như bình thường. Chính điều đó khiến cho các tế bào não không được nhận đủ oxy và dẫn đến tình trạng hoạt động kém. Từ đó, chúng ta sẽ không thể tập trung cao độ và ảnh hưởng đến hiệu suất công việc. 

>>>Có thể bạn quan tâm: 

Tụt Huyết Áp Nên Uống Gì Để Ổn Định Huyết Áp?

Chỉ Số Huyết Áp Bình Thường Là Bao Nhiêu?

2.4. Da tái nhợt, ẩm và lạnh

Một dấu hiệu tụt huyết áp nữa có thể nhận thấy dễ dàng đó là tình trạng sắc mặt tái nhợt và da ẩm, lạnh. Cảm giác lạnh xuất hiện rõ rệt nhất ở vùng tay, chân và bên trong cơ thể. Nguyên nhân là do da không được cung cấp đủ máu và gây giảm thân nhiệt. 

2.5. Mờ mắt

Không chỉ chóng mặt hay đau đầu, tụt huyết áp còn khiến cho thị lực bị giảm xuống. Đây là một dấu hiệu rất nguy hiểm nếu chúng ta đang làm việc với máy móc kỹ thuật hoặc đang đi trên đường. Cách tốt nhất trong trường hợp này là nên uống một ly nước ấm để kích thích máu lưu thông. 

Khi bị tụt huyết áp, người bệnh sẽ bị giảm thị lực

2.6. Hơi thở nông, tim đập nhanh

Một dấu hiệu bị tụt huyết áp nữa là nhịp tim của người bệnh nhanh và hơi thở gấp, nông. Nguyên nhân là do cơ thể bị thiếu oxy nên tim và phổi phải tăng cường hoạt động để bù vào phần bị thiếu hụt. Thậm chí, vì hơi thở gấp nên người bệnh sẽ cảm thấy rất mệt hoặc khó thở.

2.7. Mệt mỏi, thiếu sức sống

Mệt mỏi, cảm thấy không muốn hoạt động cũng là một dấu hiệu tụt huyết áp. Cảm giác này thường xuất hiện vào buổi sáng hoặc buổi chiều tối. Cảm giác này xuất hiện ngay cả khi chúng ta không làm việc quá sức. Nguyên nhân của hiện tượng này là do chức năng hệ thần kinh bị rối loạn và người bệnh bị mất năng lượng. 

2.8. Cảm giác khát nước

Tụt huyết áp có dấu hiệu gì? Cảm giác khát nước có thể là câu trả lời. Khi bị tụt huyết áp, não sẽ không nhận đủ máu và chúng phát tín hiệu cơ thể bị khát để chúng ta uống nhiều nước hơn. Điều này sẽ làm tăng lưu lượng máu. 

Tụt huyết áp khiến cơ thể cảm thấy khát

2.9. Mất ý thức đột ngột hoặc co giật

Ở trường hợp nghiêm trọng, mất ý thức đột ngột, ngất, co giật cũng là dấu hiệu của tụt huyết áp. Lúc này, người bệnh cần được đưa đến bệnh viện để cấp cứu. 

Xem thêm: Tụt Huyết Áp Nên Ăn Gì? 5 Thói Quen Cần Bỏ Ngay!

3. Khi có dấu hiệu tụt huyết áp nên làm gì?

Các dấu hiệu bệnh tụt huyết áp khá dễ nhận thấy. Vậy nếu có các dấu hiệu này, chúng ta nên làm gì để tránh dẫn đến các biến chứng? Trước tiên, hãy xem xét xem bệnh nhân có tiền sử về bệnh tiểu đường hay không. Điều đó giúp chúng ta loại nguy cơ người bệnh bị hạ đường huyết. Kế đến, chúng ta có thể cân nhắc một số biện pháp sau:

Uống trà gừng giúp cải thiện tình trạng tụt huyết áp

Có thể thấy, các dấu hiệu tụt huyết áp rất dễ nhận biết. Tuy nhiên, chúng cũng có thể nhầm lẫn với các dấu hiệu của một số căn bệnh khác. Vì thế, người bệnh cần đo huyết áp thường xuyên và thăm khám sức khỏe định kỳ để có những biện pháp khắc phục kịp thời.