Tụt Huyết Áp Là Gì? Triệu Chứng Tụt Huyết Áp?

Tụt huyết áp không phải là một tình trạng hiếm gặp. Vậy tụt huyết áp là gì? Triệu chứng tụt huyết áp ra sao? Vì sao bị tụt huyết áp? Chúng ta sẽ cùng đi tìm câu trả lời cho những câu hỏi này thông qua bài viết sau đây.

Triệu chứng tụt huyết áp

Tụt huyết áp là một căn bệnh khá phổ biến

1. Tụt huyết áp là gì?

Để biết được đâu là những triệu chứng tụt huyết áp, trước hết chúng ta cần xác định được đây là tình trạng như thế nào. Chỉ số huyết áp bình thường đã được công bố rộng rãi hiện nay là từ 90-140mmHg đối với huyết áp tâm thu và từ 69-90mmHg đối với huyết áp tâm trương. Nếu vì bất cứ nguyên nhân gì, huyết áp của một người tụt xuống dưới mức 90 đối với huyết áp tâm thu và dưới 60 đối với huyết áp tâm trương thì chính là tình trạng tụt huyết áp. Vậy huyết áp 90/60 có thấp không? Câu trả lời là không. Đây vẫn là chỉ số huyết áp ở mức bình thường đối với một người trưởng thành.

Tụt huyết áp thường sẽ có hai dạng:

  • Tụt huyết áp tư thế: Đây là hiện tượng một người bị tụt huyết áp khi đang ngồi và đột ngột đứng lên. Huyết áp tâm thu lúc này giảm ít nhất 20mmHg và huyết áp tâm trương giảm ít nhất 10mmHg trở lên.
  • Hạ huyết áp tuyệt đối: Tình trạng này dùng để chỉ những người bị hạ huyết áp ngay cả khi cơ thể bình thường, không có bất kỳ hoạt động nào. Lúc này huyết áp sẽ ở dưới mức 90/60mmHg.

2. Những triệu chứng tụt huyết áp

Khác với những dấu hiệu tăng huyết áp thường biểu hiện không rõ ràng, các dấu hiệu tụt huyết áp ở người trẻ hay người già thường khá dễ nhận biết. Khi bị hạ huyết áp, máu sẽ không lưu thông đủ để cung cấp đến các cơ quan trong cơ thể. Do vậy, chúng ta sẽ phải đối mặt  với một số triệu chứng sau:

  • Hoa mắt, choáng váng, chóng mặt, mắt tối sầm và đứng không vững.
  • Cảm giác buồn nôn hoặc nôn nao khó chịu. Một số trường hợp sẽ bị nôn liên tục.
  • Da mặt tái nhợt.
  • Chân tay lạnh.
  • Mất hoặc kém tập trung kèm theo tình trạng khó thở, tim đập nhanh và đau ngực.
  • Nếu bệnh diễn tiến nặng, người bệnh có thể co giật, ngất xỉu hoặc mất ý thức. Nếu có những triệu chứng này, người bệnh cần được đưa ngay đến bệnh viện để cấp cứu.

triệu chứng tụt huyết áp

Hoa mắt, chóng mặt có thể là triệu chứng của tụt huyết áp

3. Tại sao bị tụt huyết áp?

Bên cạnh việc tìm hiểu những triệu chứng tụt huyết áp thì cũng không ít người thắc mắc về nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Thực tế, có thể có rất nhiều lý do khiến cho chúng ta bị hạ huyết áp như:

  • Do thay đổi tư thế đột ngột khiến cho máu không kịp bơm lên não.
  • Cơ thể có các bệnh liên quan đến khả năng kiểm soát mức huyết áp của cơ thể. Chúng có thể xuất phát từ các bất thường trên hệ thần kinh trung ương.
  • Bị mất máu hoặc mất nước.
  • Mắc các bệnh tim hoặc phổi. Điều đó có thể khiến tim đập quá nhanh hoặc quá chậm, ảnh hưởng đến khả năng co bóp và thúc đẩy lưu thông máu.
  • Ảnh hưởng từ việc sử dụng các loại thuốc như thuốc điều trị trầm cảm, thần kinh, rối loạn cương dương,...
  • Sử dụng rượu, bia, các chất kích thích quá mức. Nếu do nguyên nhân này thì bệnh có thể hết đi nhanh chóng.
  • Tụt huyết áp do mang thai: Tình trạng hạ huyết áp tư thế có thể xảy ra với phụ nữ mang thai ở 3 tháng đầu và 3 tháng cuối thai kỳ.

4. Các biến chứng của tụt huyết áp

Nếu có các triệu chứng tụt huyết áp, chúng ta cần lưu tâm đến các biến chứng của căn bệnh này. Mặc dù có thể không nghiêm trọng bằng cao huyết áp nhưng nếu kéo dài, tụt huyết áp cũng có thể khiến cho sức khỏe suy giảm và nhiều phiền toái khác như:

  • Rối loạn nhịp tim: Tình trạng này có thể gây choáng váng, thậm chí là ngất xỉu. Nếu người bệnh đang lái xe hoặc đang di chuyển trên cầu thang thì rất nguy hiểm.
  • Có nguy cơ cao gây ra tình trạng tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim hoặc nhồi máu não.

triệu chứng tụt huyết áp

Tụt huyết áp không được điều trị kịp thời có thể gây nhiều biến chứng

5. Tụt huyết áp nên làm gì?

Có thể thấy, các triệu chứng tụt huyết áp dễ nhận biết. Vậy nếu gặp phải tình trạng này chúng ta nên làm gì? Việc điều trị căn bệnh này còn tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Do đó, chúng ta cần tìm đến bác sĩ để được thăm khám, chẩn đoán và đưa ra biện pháp điều trị thích hợp.

5.1. Khắc phục hạ huyết áp tại nhà

Có rất nhiều biện pháp có thể hỗ trợ cho việc khắc phục tình trạng hạ huyết áp tại nhà như:

  • Xây dựng lối sống khoa học, thường xuyên vận động thể chất, tập luyện thể dục thể thao.
  • Không sử dụng hoặc hạn chế tối đa việc dùng các chất kích thích, rượu bia,...
  • Uống đủ nước cho cơ thể.
  • Có chế độ ăn uống lành mạnh. Vậy tụt huyết áp nên ăn gì? Câu trả lời là nên tăng cường các thực phẩm giúp bổ máu như đậu đỗ, hải sản, thịt bò, các thực phẩm màu đậm,... Ngoài ra cần ăn đủ, đúng bữa và nên tránh các thực phẩm như cà chua, sữa ong chúa, khổ qua, táo mèo,...
  • Không duy trì một tư thế quá lâu và không thay đổi tư thế đột ngột.
  • Ngủ đủ giấc, hạn chế sự căng thẳng thần kinh.

Ngoài ra, chúng ta có một số biện pháp để giúp huyết áp tăng lên tức thời khi bị hạ huyết áp như sử dụng các món đồ uống hay món ăn. Vậy tụt huyết áp uống gì cho lên? Chúng ta có thể uống nước lọc, uống sữa, uống trà đường, trà gừng, cà phê,... Đây đều là những món uống dễ tìm và có tác dụng tức thời.

triệu chứng tụt huyết áp

Nên tránh xa rượu bia khi bị tụt huyết áp

5.2. Khắc phục hạ huyết áp y tế

Có một số cách trị tụt huyết áp có thể sẽ được tiến hành nếu bệnh ở mức nặng hoặc không rõ nguyên nhân bao gồm:

  • Làm tăng lưu lượng máu: Phương pháp này có thể là truyền chất lỏng(truyền dịch tĩnh mạch) hoặc huyết tương cho người bệnh.
  • Sử dụng thuốc làm co mạch máu: Người bệnh sẽ uống các loại thuốc có tác dụng làm co mạch máu. Điều đó sẽ làm tăng huyết áp trở lại.

6. Cách phòng ngừa tụt huyết áp

Các triệu chứng tụt huyết áp thường xuất hiện ở những người hay bỏ bữa, ăn rất ít hoặc ăn các thực phẩm không lành mạnh, những người ốm yếu, xanh xao,... Tuy nhiên, chúng ta cũng hoàn toàn có thể ngăn ngừa căn bệnh này bằng một số biện pháp sau đây:

6.1. Uống nhiều nước

Việc uống đủ hoặc nhiều nước sẽ giúp làm tăng lưu lượng máu trong cơ thể và ngăn chặn tình trạng mất nước - một trong những nguyên nhân gây hạ huyết áp.

triệu chứng tụt huyết áp

Uống nhiều nước là cách làm tăng lưu lượng máu

6.2. Không sử dụng rượu bia, các chất kích thích

Các chất này có thể khiến cơ thể mất nước và từ đó dẫn đến hạ huyết áp, rối loạn chức năng trong cơ thể. Do đó, nếu muốn máu lưu thông ổn định, chúng ta cần hạn chế tối đa các chất này.

6.3. Có thói quen ăn uống lành mạnh

Có không ít người bị tụt huyết áp sau khi ăn. Do đó, chúng ta có thể chia nhỏ bữa ăn trong ngày. Đồng thời hãy chú ý ăn đủ bữa và cân bằng các nhóm chất dinh dưỡng.

6.4. Tập thể dục đều đặn

30 phút hoạt động thể chất mỗi ngày rất có ích trong việc ổn định huyết áp. Do đó, chúng ta nên duy trì hoạt động này thường xuyên. Sở hữu những thiết bị tập luyện tại nhà như máy chạy bộ, xe đạp tập sẽ rất hữu ích trong trường hợp này và giúp chúng ta chủ động trong việc tập luyện.

>>> Chi tiết về sản phẩm máy chạy bộ tại nhà, bạn đọc xem tại: https://kingsport.vn/may-chay-bo.html 

>>> Chi tiết về xe đạp tập thể thao, xem tại đây: https://kingsport.vn/xe-dap-the-thao.html 

triệu chứng tụt huyết áp

Tập thể dục đều đặn giúp ổn định huyết áp

Các triệu chứng tụt huyết áp rất dễ nhận biết và chúng là dấu hiệu báo động đối với sức khỏe. Tuy nhiên, việc điều chỉnh lối sống cũng có thể cải thiện tình trạng này và giúp người bệnh có huyết áp ổn định hơn. Ngoài ra, mọi người cũng đừng quên theo dõi huyết áp thường xuyên để hạn chế những nguy cơ tiêu cực đối với sức khỏe tổng thể. Hy vọng KingSport đã mang đến bạn đọc những thông tin hữu ích.

Công ty TNHH xuất nhập khẩu phát triển Đông Dương

Cấp bởi: Sở Kế hoạch và đầu tư TP.HCM.

Địa chỉ ĐKKD: 17, Lô B, Đường Số 1, KDC Phú Mỹ, KP1, P.Phú Mỹ, Q7, TP.HCM.

Giấy CNĐKDN: 0310037930

Ngày cấp: 19/05/2010

Chính sách trả góp

Danh mục

Thành viên

Giỏ hàng