Sống Khỏe Cùng Kingsport
Nguyên nhân huyết áp cao và cách điều trị an toàn nhất
17-11-2023
Huyết áp cao là một bệnh lý phổ biến và ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của người bệnh. Chúng cũng thường diễn tiến âm thầm nên khó phát hiện và dễ gây ra biến chứng. Vậy đâu là nguyên nhân huyết áp cao? Cần làm gì để phòng ngừa và điều trị căn bệnh này. Mời bạn cùng tham khảo qua một số thông tin thú vị sau đây đến từ KingSport nhé!
Nguyên nhân huyết áp cao thường gặp nhất
1. Như thế nào là bệnh huyết áp cao?
Để biết được các nguyên nhân và triệu chứng của căn bệnh này, trước hết chúng ta cần xác định được huyết áp cao là tình trạng như thế nào.
1.1. Huyết áp cao là gì
Huyết áp cao (còn được gọi là tăng huyết áp) là tình trạng áp lực máu lên thành động mạch tăng cao hơn so với mức bình thường. Áp lực máu được đo bằng hai chỉ số: huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương. Huyết áp tâm thu là áp lực máu khi tim đập, còn huyết áp tâm trương là áp lực máu khi tim nghỉ.
Nếu áp lực này duy trì ở mức cao trong thời gian dài có thể gây tổn thương cho các mạch máu của người bệnh và dẫn đến các vấn đề sức khỏe như tai biến mạch máu não, tim mạch, hoặc suy thận. Huyết áp cao thường được đặt ra khi huyết áp tâm trương là 130mm Hg trở lên hoặc huyết áp tâm thu là 80 mmHg trở lên.
Có thể bạn quan tâm: Huyết Áp Tâm Thu Và Huyết Áp Tâm Trương Là Gì?
Một chỉ số huyết áp bình thường thường được xem như ở mức dưới 120/80 mmHg. Khi con số vượt quá mức độ này sẽ được coi là huyết áp cao. Tuy nhiên, tình trạng huyết áp cao có thể được phân loại thành các mức độ khác nhau:
- Tiền tăng huyết áp: Huyết áp tâm thu trong khoảng 120-139 mmHg hoặc huyết áp tâm trương trong khoảng 80-89 mmHg.
- Tăng huyết áp mức độ 1: Huyết áp tâm thu trong khoảng 140-159 mmHg hoặc huyết áp tâm trương trong khoảng 90-99 mmHg.
- Tăng huyết áp mức độ 2: Huyết áp tâm thu bằng hoặc cao hơn 160 mmHg hoặc huyết áp tâm trương bằng hoặc cao hơn 100 mmHg.
- Tăng huyết áp mức độ 3: Huyết áp tâm thu trên 180mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương trên 120 mmHg. Tình trạng này cần điều trị y tế ngay lập tức.
Xác định rõ các chỉ số này sẽ giúp chúng ta có thể tự kiểm soát bệnh huyết áp cao tại nhà và tìm ra hướng điều trị cao huyết áp hiệu quả nhất đấy bạn nhé!
Bệnh huyết áp cao là gì? Nguyên nhân gây bệnh?
1.2. Những loại cao huyết áp phổ biến hiện nay
Phân loại các loại cao huyết áp thường gặp sẽ giúp chúng ta xác định được nguyên nhân huyết áp cao ở mỗi đối tượng nhanh chóng, điển hình như sau:
- Cao huyết áp vô căn: Một loại huyết áp tăng hoặc giảm không có nguyên nhân cụ thể. Loại cao huyết áp này đang chiếm 90% trong số những ca cao huyết áp hiện nay.
- Tăng huyết áp thứ phát: Chúng bị ảnh hưởng từ những căn bệnh đang phát triển trong cơ thể người bệnh, điển hình như thận, động mạch, tim,… làm thay đổi huyết áp nhanh. Hoặc chúng có thể đến từ tác dụng phụ của thuốc.
- Cao huyết áp tâm thu đơn độc: Khi huyết tâm thu tăng nhưng huyết áp tâm trương bình thường thì cao huyết áp sẽ dễ diễn ra hơn.
- Tăng huyết áp khi mang thai: Trong giai đoạn người mẹ bị thiếu máu trong thai kỳ, nước ối nhiều, đa thai, thai phụ trẻ dưới 20 tuổi hoặc trên 35 tuổi, có tiền sử cao huyết áp, tiểu đường,.... sẽ xảy ra tình trạng cao huyết áp.
Nếu bạn hoặc ai đó có dấu hiệu của huyết áp cao, quan trọng nhất vẫn là thảo luận với bác sĩ để được đánh giá và điều trị phù hợp. Điều chỉnh lối sống và đôi khi sử dụng thuốc cũng có thể được khuyến khích để kiểm soát huyết áp.
Những loại cao huyết áp phổ biến hiện nay
2. Nguyên nhân huyết áp cao dễ biết nhất
Nguyên nhân huyết áp cao không chỉ đơn lẻ xuất phát từ một yếu tố mà chúng ta cần phải xem xét nhiều khía cạnh khác nhau. Dưới đây là một số nguyên nhân thường gặp:
- Tuổi tác: Huyết áp thường tăng so với độ tuổi. Chúng xuất hiện là do quá trình lão hóa và độ đàn hồi của mạch máu bị suy giảm.
- Di truyền: Nếu trong gia đình của bạn có người đang gặp vấn đề về huyết áp cao thì bạn có thể có nguy cơ mắc bệnh huyết áp cao hơn.
- Lối sống không lành mạnh: Ăn uống không cân đối, ít hoạt động vận động, thói quen hút thuốc, tiêu thụ rượu nhiều, và căng thẳng chính là nguyên nhân gây huyết áp cao.
- Thiếu chất khoáng: Thiếu canxi, magnesium, và kali trong chế độ ăn có thể ảnh hưởng đến huyết áp.
- Thừa cân và béo phì: Người có cân nặng cao thường có khả năng cao hơn về huyết áp cao.
- Tình trạng sức khỏe khác: Các bệnh lý khác như bệnh thận, bệnh tuyến giáp, bệnh tim mạch, tự miễn dịch, dị tật mạch máu và một số thuốc dùng để điều trị bệnh lý khác có thể là nguyên nhân bị cao huyết áp thứ phát.
- Tác động môi trường: Một số yếu tố môi trường có thể ảnh hưởng đến huyết áp, chẳng hạn như stress, môi trường ô nhiễm, và các tác nhân gây căng thẳng thần kinh.
- Stress: Stress và lo lắng có thể tăng huyết áp tạm thời. Đây cũng là nguyên nhân cao huyết áp ở người trẻ.
Việc duy trì lối sống lành mạnh, kiểm soát cân nặng, giảm stress, và thực hiện kiểm tra sức khỏe định kỳ có thể giúp ngăn chặn hoặc kiểm soát tình trạng huyết áp cao. Nếu bạn có bất kỳ nghi ngờ nào về huyết áp, hãy thảo luận với bác sĩ để được đánh giá và hướng dẫn điều trị sớm nhé.
Nguyên nhân huyết áp cao dễ biết nhất
3. Triệu chứng nhận biết nguyên nhân huyết áp cao
Cao huyết áp thường không gây ra triệu chứng rõ ràng ở giai đoạn đầu tiên, và vì vậy, nó thường được gọi là "kẻ giết người thầm lặng." Tuy nhiên, khi huyết áp cao kéo dài và không được điều trị, nó có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng cho sức khỏe. Dưới đây là một số triệu chứng cao huyết áp có thể xuất hiện:
- Đau đầu: Một số người có thể cảm thấy đau đầu nhẹ hoặc đau nửa đầu khi huyết áp tăng cao, thậm chí là xuất huyết não, nhồi máu não, giảm trí nhớ,...
- Chóng mặt và hoa mắt: Có thể có cảm giác chóng mặt, mờ mắt, hoặc thậm chí thấy hoa mắt khi thay đổi tư thế nhanh chóng.
- Buồn nôn và ói mửa: Trong một số trường hợp, triệu chứng huyết áp cao là cảm giác buồn nôn và nôn mửa.
- Thở dốc: Người bệnh có thể cảm thấy thở dốc hơn thường lệ, đặc biệt khi vận động.
- Mệt mỏi: Cảm giác mệt mỏi, mệt nhọc dễ xảy ra, đặc biệt là sau khi thực hiện các hoạt động nặng cũng là triệu chứng bệnh cao huyết áp.
- Đau ngực: Một số người có thể cảm thấy đau ngực, đau tim hoặc cảm giác nhức nhối trong vùng ngực.
- Bệnh xơ vữa mạch máu ở chân: gây khó đi lại, loét chân hoặc thậm chí hoại tử.
- Tim đập nhanh: Cảm giác tim đập mạnh, không đều. Bao gồm các tình trạng như nhồi máu cơ tim, suy tim, rung nhĩ,...
- Biến chứng tại thận: Suy thận ở nhiều cấp độ, nặng nhất là suy thận mãn.
- Rối loạn cương dương kèm tiểu đường.
Những triệu chứng của cao huyết áp này có thể không xuất hiện rõ ràng khi người bệnh tăng huyết áp nhẹ hoặc giai đoạn đầu của cao huyết áp.
Triệu chứng nhận biết nguyên nhân huyết áp cao
4. Các yếu tố gia tăng nguy cơ bị huyết áp cao
Bên cạnh các nguyên nhân huyết áp cao thường gặp, một số yếu tố dưới đây có thể làm gia tăng nguy cơ mắc phải căn bệnh này.
- Giới tính: Đàn ông dưới 45 tuổi dễ mắc cao huyết áp hơn. Trong khi đó, phụ nữ ở độ tuổi sau mãn kinh lại mắc nhiều hơn đàn ông.
- Người trẻ: Những đối tượng trẻ thường xuyên gặp phải căng thẳng trong công việc sẽ dễ mắc bệnh huyết áp cao, đau nửa đầu.
- Vận động không thường xuyên: Máu lưu thông đều sẽ không gây ra tình trạng huyết áp cao. Và để cải thiện tình trạng ấy thì bạn cần vận động thường xuyên hơn.
- Thời gian nghỉ ngơi không khoa học: Thức khuya, ngủ trễ hoặc giờ giấc nghỉ ngơi đảo lộn có thể gây ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu.
Khám tổng quát định kỳ hoặc trang bị một loại máy đo huyết áp chất lượng tại nhà sẽ giúp bạn kiểm soát được hầu hết mọi nguyên nhân gây ra huyết áp cao.
Yếu tố gia tăng nguy cơ bị huyết áp cao
5. Phòng ngừa và điều trị huyết áp cao hiệu quả
Với những biến chứng nguy hiểm như vậy thì khi bị huyết áp cao nên làm gì? Bệnh cao huyết áp có chữa khỏi được không? Thực tế, để có thể cải thiện tình trạng bệnh, trước hết chúng ta cần biết nguyên nhân huyết áp cao. Kế đến, việc điều trị phải được phối hợp kèm với việc thay đổi lối sống và chế độ ăn uống.
5.1. Điều trị huyết áp cao không dùng thuốc
Điều trị cao huyết áp không dùng thuốc đóng vai trò quan trọng và ảnh hưởng lớn đến tiến trình phục hồi sức khỏe của từng đối tượng. Đây cũng là cách điều trị cao huyết áp tại nhà mà bất cứ người bệnh nào cũng có thể áp dụng. Chúng bao gồm một loạt các biện pháp sau:
- Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh: Ăn nhiều rau xanh, củ quả tươi, hạn chế đường và ít muối.
- Duy trì việc tập thể dục đều đặn, phù hợp với thể trạng: Đối với bệnh nhân huyết áp cao, tập thể dục là một biện pháp tuyệt vời bình ổn huyết áp và cải thiện sức khỏe. Từ 15-30 phút chạy bộ với máy chạy bộ ở tốc độ vừa phải hoặc đạp xe đạp tập cũng sẽ giúp ích rất nhiều cho cơ thể.
- Duy trì cân nặng ở mức hợp lý, nếu thừa cân thì cần tìm cách giảm cho phù hợp.
- Hạn chế tối đa hoặc ngừng hẳn việc sử dụng bia rượu, thuốc lá hay các chất kích thích khác.
- Kiểm soát các căn bệnh liên quan đến tình trạng cao huyết áp.
- Sử dụng thuốc điều trị theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ.
- Theo dõi huyết áp tại nhà bằng máy đo.
- Tránh trường hợp để cơ thể bị nhiễm lạnh đột ngột.
- Sử dụng ghế massage toàn thân 20 phút một ngày để giúp lưu thông khí huyết.
Ngồi ghế massage cải thiện tình trạng cao huyết áp
5.2. Điều trị huyết áp cao bằng thuốc
Song song với việc điều trị không dùng thuốc hoặc cách điều chỉnh trong lối sống không đem lại nhiều hiệu quả rõ rệt, các bác sĩ sẽ cho bệnh nhân dùng thuốc. Việc sử dụng thuốc theo phác đồ sẽ được các bác sĩ đưa ra và có thể điều chỉnh theo tình hình diễn tiến của bệnh.
Trong suốt thời gian điều trị, nếu nhận thấy cơ thể có những dấu hiệu thay đổi, bệnh nhân cần thông báo với bác sĩ. Cần chú ý rằng việc điều trị cao huyết áp là cả đời và chúng ta không được tự ý ngưng thuốc. Bên cạnh thuốc tây y, thuốc đông y cũng có thể giúp ích nhiều cho người bệnh.
5.3. Điều trị cao huyết áp với tình trạng khẩn cấp
Có không ít trường hợp các bệnh nhân bị cao huyết áp cần được cấp cứu khẩn cấp. Người bệnh lúc này có nguy cơ tử vong cao và cần phải được thở oxy, uống thuốc hạ huyết áp khẩn cấp ngay tại bệnh viện.
Điều trị cao huyết áp đòi hỏi việc giám sát và chăm sóc định kỳ từ bác sĩ. Điều này bao gồm thăm khám định kỳ và kiểm tra huyết áp thường xuyên để đảm bảo rằng huyết áp được kiểm soát tốt và không có biến chứng xảy ra.
Điều trị cao huyết áp với tình trạng khẩn cấp
Một số thông tin trên đây, KingSport hy vọng đã giúp chúng ta hiểu rõ hơn về nguyên nhân huyết áp cao cũng như phương thức đối phó với căn bệnh này. Huyết áp cao là một căn bệnh nguy hiểm, nếu không được kiểm soát kịp thời, chúng có thể dẫn đến nhiều biến chứng. Do đó, hãy theo dõi sức khỏe và tốt nhất nên đi khám định kỳ để lường trước các nguy cơ mắc bệnh.