TĂNG SỨC KHỎE CHO NGƯỜI GIÀ VÀO NHỮNG NGÀY THU

23/09/19 02:49

Hiện tại , khi thời tiết chuyển mùa sang thu và ảnh hưởng mạnh luồng gió mùa Đông Bắc, cơ thể người cao tuổi sẽ dễ bị nhiễm bệnh hơn do tuổi cao nên hệ miễn dịch cũng dần suy giảm. Làm cách nào để bảo vệ sức khỏe người cao tuổi để họ sống vui khỏe hơn khi mùa thu đang đến? Hãy cùng Kingsport tham khảo một số cách an toàn và có hiệu quả tốt để bảo vệ sức khỏe người cao tuổi trong những tháng giao mùa nhé.

Khi tiết trời sang thu kèm theo sự ảnh hưởng của gió mùa thì người cao tuổi thường mắc những bệnh làm ảnh hưởng đến sức khỏe như:

Thứ nhất - Bệnh về tim mạch:

Trong số các bệnh về tim mạch ở người cao tuổi thì bệnh xơ vữa động mạch, hở van tim, thiểu năng mạch vành, huyết áp cao ở người  cao tuổi…chiếm số lượng khá lớn.  Thời tiết chuyển mùa là giai đoạn thất thường nhất vời nhiều lúc nắng, lúc mưa, lúc hanh khô…điều kiện để các bệnh tim mạch dễ xảy ra các tai biến như tai biến mạch máu não, đột quỵ, nhồi máu… nếu không được kiểm soát và phòng bệnh tốt sẽ gây nguy hiểm đến sức khỏe của người cao tuổi.

Thứ 2 - Bệnh về hệ hô hấp:

Các căn bệnh thường gặp nhất khi chuyển giao mùa không chỉ ở người trẻ mà con ở người lớn tuổi như: Cảm lạnh, viêm họng, viêm phế quản mạn tính, giãn phế quản, tâm phế mạn tính, hen phế quản, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là những bệnh gặp khá nhiều ở người cao tuổi, nhất là ở những người có tiền sử hoặc đang hút thuốc. Đặc điểm bệnh về đường hô hấp lại thường hay xảy ra vào mùa lạnh, thay đổi thời tiết, lúc giữa đêm gần sáng thì tiết trời khá lạnh và rét, do đó rất dễ làm cho người cao tuổi mệt mỏi, mất ngủ kéo dài gây giảm súc sức đề kháng, đau đầu nhức mỏi…

Thứ 3 - Bệnh về đường tiêu hóa:

Vì tuổi cao năng suất làm việc của các bộ phận cơ thể cũng sẽ suy giảm, nhất là hệ thống đường tiêu hóa ở người cao tuổi, dó đó họ rất dễ mắc bệnh rối loạn tiêu hóa như: ăn không tiêu, đầy hơi, trướng bụng, táo bón hoặc tiêu chảy. Ngoài ra, người cao tuổi cũng có thể mắc bệnh viêm loét dạ dày - tá tràng, trào ngược thực quản hoặc viêm đại tràng mạn tính. Các loại bệnh dạng này thường làm cho người cao tuổi rất khó chịu, ăn không ngon, ngủ không ngon giấc hoặc  mất ngủ kéo dài. Từ đó, lại làm cho nhiều bệnh tật phát sinh.

Thứ 4 - Bệnh về hệ tiết niệu:

Người cao tuổi cũng rất dễ mắc các bệnh về hệ tiết niệu, đặc biệt là u xơ tiền liệt tuyến hoặc ung thư tiền liệt tuyến. Những bệnh về tiết niệu thường có hiện tượng đi tiểu nhiều lần, đi tiểu gắt, đi tiểu són nhất là vào ban đêm, gây nhiều phiền toái và dẫn đến mắc ngủ khiến tình thần suy giảm.

Thứ 5 - Bệnh về hệ xương khớp:

Vấn đề chung không của riêng ai đó chính là tình trạng đau xương, khớp, thoái hóa khớp nhất là đốt sống thắt lưng, cổ, khớp gối làm cho người bệnh lo lắng, mệt mỏi, khó chịu hơn là khi thay đổi thời tiết. Thoái hóa khớp gối gây biến chứng cứng khớp, gây đau khớp gối và vận động khó khăn mỗi buổi sáng lúc bắt đầu ngủ dậy. Triệu chứng đau nhức các khớp xương tương đối phổ biến ở người cao tuổi, đặc biệt là về đêm gây khó chịu ảnh hưởng đến sức khỏe và gây mất ngủ hoặc ngủ không sâu, không ngon giấc.

Vậy làm thế nào đề đề phòng những căn bệnh trên?

Hãy luôn tăng cường cơ chế miễn dịch bằng chất chống oxy hóa, chẳng hạn dùng thuốc bổ sung dinh dưỡng với thành phần vitamin và chất khoáng (Beta caroten, vitamin C, vitamin E, sélénium, kẽm...) bằng các  thực phẩm dinh dưỡng hoặc thực phẩm chức năng.

Tăng cường ăn rau quả chứa nhiều vitamin C thiên nhiên như cam, chanh, bưởi, cà chua, quýt, su hào, xà lách, giá đậu... nhằm làm tăng sức đề kháng của cơ thể, chống lại tình trạng dễ bị các vi rút (nhất là nhóm Rhinovirus) và vi khuẩn xâm nhập, gây cảm và các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trong mỗi bữa ăn, luân phiên thay đổi và duy trì sao cho cân đối và phù hợp với sức khỏe cơ thể mỗi người.

Người cao tuổi cần tránh để cơ thể bị lạnh đột ngột bằng cách giữ ấm khi thời tiết chuyển lạnh, lau khô và làm ấm cơ thể khi bị mưa, ăn các thực phẩm giàu năng lượng khi trời trở lạnh để duy trì cân bằng thân nhiệt.

Một điều cần thiết khác là giữ giấc ngủ yên trong đêm vì việc thường xuyên mất ngủ sẽ làm giảm khả năng đề kháng của cơ thể. Nên đi bộ thong thả 20-30 phút lúc chiều tối, tắm nước ấm để tạo thư giãn khi đi ngủ, uống một ly sữa ấm trước lúc lên giường để không bị hạ đường huyết trong đêm, gây rối loạn giấc ngủ.

Thường xuyên tập thể dục đều đặn như tập hít thở trước và sau khi ngủ dậy, tập vận động tay chân, xoa, bóp các cơ bắp. Có thể tập nhẹ nhàng trong nhà hoặc có điều kiện thuận lợi như gần công viên, câu lạc bộ nên đến những nơi này để vừa tập vừa có cơ hội gặp gỡ bạn bè trao đổi, tâm sự góp phần giải tỏa căng thẳng và có thể học tập kinh nghiệm lẫn nhau trong việc gìn giữ, bảo vệ sức khỏe.

Nên lựa chọn một số môn thể thao phù hợp như đi bộ, chạy bộ, đạp xe đạp…để giúp cơ thể thư giãn và tăng cường sức khỏe cũng như tinh thần thêm phấn chấn

Tham khảo các dòng xe đạp tập đa năng ngay tại đây!