Phòng ngừa và điều trị bệnh tim mạch hiệu quả tại nhà

24/05/24 04:18

Điều trị bệnh tim mạch là một câu chuyện dài và cần người bệnh có sự kiên định, luôn đi theo đủ các phác đồ điều trị của bác sĩ đã kê ra. Ngoài những phương pháp đặc trị của y khoa, các bệnh tim mạch thường gặp cũng có thể tự điều trị tại nhà hoặc phòng bệnh trước khi diễn biến của chúng diễn ra quá căng thẳng.


Điều trị bệnh tim mạch mang tính hiệu quả lâu dài

1. Điều trị bệnh tim mạch có dứt điểm được không?

Điều trị bệnh tim mạch không phải là câu chuyện một sớm, một chiều nên rất khó để trả lời được thắc mắc “Điều trị bệnh tim mạch có dứt điểm được không?”. Để hiểu rõ hơn, sau đây sẽ là một số thông tin cung cấp thêm cho bạn:

    1.1. Bệnh tim mạch là gì?

Bệnh tim mạch là một thuật ngữ chung dùng để chỉ các triệu chứng bệnh tim mạch và hệ thống mạch máu trong cơ thể. Hệ thống này bao gồm tim, động mạch, tĩnh mạch và mao mạch.

Tim là cơ quan bơm máu đi khắp cơ thể. Động mạch là những mạch máu mang máu giàu oxy từ tim đến các phần còn lại của cơ thể. Tĩnh mạch là những mạch máu mang máu đã khử oxy từ các phần còn lại của cơ thể trở lại tim. Mao mạch là những mạch máu nhỏ nhất trong cơ thể, nơi trao đổi oxy và chất dinh dưỡng giữa máu và mô.

Vậy nên, khi một trong những bộ phận này gặp phải vấn đề nghiêm trọng, việc lưu thông máu trong cơ thể sẽ gặp trục trặc và hạn chế khả năng trao đổi chất đến các cơ quan khác trong cơ thể, từ đó dẫn đến rất nhiều hệ lụy nguy hiểm đến tính mạng.


Bệnh tim mạch có nguy hiểm không?

    1.2. Biểu hiện của bệnh tim mạch

Bệnh tim mạch có thể biểu hiện qua nhiều triệu chứng khác nhau, từ nhẹ đến nặng, tùy thuộc vào loại bệnh tim mạch và mức độ nghiêm trọng của bệnh. Một số triệu chứng bệnh tim mạch phổ biến bao gồm:

Do những biểu hiện của bệnh tim mạch thường rất mờ nhạt trong giai đoạn đầu nên người bệnh cần chủ động hơn trong vấn đề kiểm soát sức khỏe của bản thân bằng cách khám sức khỏe định kỳ.

    1.3. Bệnh tim mạch có di truyền không?

Tim mạch là bệnh có thể di truyền từ đời này sang đời khác. Một số loại bệnh tim mạch có liên quan đến các đột biến gen di truyền từ cha mẹ sang con cái. Tuy nhiên, điều quan trọng cần lưu ý là di truyền chỉ là một trong những yếu tố nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

Dưới đây là một số khía cạnh di truyền của bệnh tim mạch:

Nhìn chung, đây là căn bệnh rất nguy hiểm và cần sự cảnh giác của mỗi chúng ta. Nếu không may trải qua những biểu hiện của bệnh tim mạch được KingSport liệt kê ở trên thì bạn hãy tìm đến ngay trung tâm ý tế uy tín để được kiểm tra sức khỏe tổng quát nhé!


Mắc bệnh tim mạch có di truyền không?

2. Nguyên nhân bệnh tim mạch bạn cần biết

Có rất nhiều nguyên nhân khiến một người khỏe mạnh dần xuất hiện các triệu chứng bệnh tim mạch. Vậy ngoài lý do đến từ di truyền thì nguyên nhân ngoại cảnh nào khiến cho bạn mắc phải bệnh tim mạch?

    2.1. Bệnh động mạch vành

Như đã chia sẻ ở trên, bệnh động mạch vành (CAD) là một tình trạng hẹp hoặc tắc nghẽn các động mạch vành, là những mạch máu cung cấp máu cho tim. Sự tắc nghẽn này có thể do sự tích tụ mảng bám, chất béo và cholesterol trong động mạch theo thời gian, một quá trình gọi là xơ vữa động mạch.

    2.2. Rối loạn nhịp tim

Rối loạn nhịp tim là triệu chứng hoặc biểu hiện của rất nhiều loại bệnh khác nhau. Theo một số thông kế, chúng có thể đến từ:

Rối loạn nhịp tim có thể khiến bạn bị trống ngực, mệt mỏi và buồn nôn. Để giải quyết vấn đề này tức thì, bạn cần ngồi yên một chỗ và bình tỉnh thở thật đều. Nếu như tim vẫn đập quá mức hãy gọi ngay cho trung tâm y tế gần nhất để kịp thời chữa trị.


Rối loạn nhịp tim khi mắc bệnh tim mạch

    2.3. Dị tật tim bẩm sinh

Đây là một vấn đề khó nói bởi có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc dị tật tim trong lúc con còn đang trong bụng mẹ. Bệnh này thường được phát hiện thông qua việc khám sức khỏe thai nhi định kỳ và được bác sĩ đo tim.

Không chỉ trẻ trong bụng mẹ, người lớn cũng có khả năng trải qua biểu hiện này khi càng lớn tuổi cấu trúc của tim càng xuất hiện nhiều thay đổi và dẫn đến khuyết tật ở tim.

    2.4. Nhiễm trùng ở tim

Nguyên nhân này khá hiếm xảy ra nhưng hệ lụy của những ai không may mắc bệnh sẽ rất nghiêm trọng. Một số loại vi khuẩn, vi rút hoặc ký sinh trùng đặc biệt sẽ có thể tấn công thì sâu vào trong tim của người bệnh.

    2.5. Bệnh hở van tim

Bệnh hở van tim là tình trạng một hoặc nhiều van tim không đóng kín hoàn toàn, khiến máu trào ngược trở lại buồng tim trước đó. Điều này có thể dẫn đến nhiều vấn đề tim mạch, bao gồm:


Hở van tim là triệu chứng thường gặp nhất

3. Đối tượng nào dễ mắc các bệnh tim mạch thường gặp

Ngoài những nguyên nhân bệnh tim mạch đã kể ở trên, một số yếu tố đến từ con người cũng có thể là nguyên nhân chính khiến cho trái tim suy yếu. Cụ thể như một số thông tin sau đây:

Để không trở thành những đối tượng dễ mắc phải bệnh tim mạch, bạn cần chú trọng việc phòng ngừa và kiểm soát sức khỏe hàng ngày. Chính những hành động ấy sẽ giúp bạn luôn cảm thấy khỏe mạnh và ngừa được nhiều bệnh do cơ thể xuất hiện dấu hiệu lão hóa.


Những nguyên nhân bệnh tim mạch

4. Bệnh tim mạch nên ăn gì và không nên ăn gì?

Chế độ dinh dưỡng cũng là một yếu tố gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tim mạch của mỗi người. Chính vì thế, để cải thiện vấn đề mà bản thân đang gặp phải thì bạn cần tìm ra lời giải cho đáp án “Bệnh tim mạch không nên ăn gì?”.

    4.1. Bệnh tim mạch không nên ăn gì?

Thực phẩm mà chúng ta ăn hàng ngày ẩn chứa rất nhiều nguyên nhân gây ra những loại bệnh nguy hiểm, trong số đó có cả bệnh tim mạch. Thế nên một bữa ăn tốt cho sức khỏe của tim mạch sẽ cần né tránh những loại như sau:

Thời gian trôi qua, trên thị trường lại có thêm vô số món ăn mới và cũng có những thực phẩm không hề tốt cho sức khỏe của tim mạch chúng ta. Vậy nên với câu hỏi “Bệnh tim mạch kiêng ăn gì?” thì KingSport khuyến khích bạn nên trao đổi thêm với bác sĩ chuyên khoa đang theo dõi bệnh cho bản thân hoặc người thân để được chỉ dẫn tận tình hơn tại nhà nhé!


Người bị bệnh tim mạch không nên ăn gì?

    4.2. Bị bệnh tim mạch nên ăn gì?

Khi phát hiện bản thân đang có những triệu chứng bệnh tim mạch, điều quan trọng mà bạn cần thực hiện đầu tiên điều chỉnh lại chế độ ăn uống sao cho thật khoa học để hỗ trợ thêm cho phần chữa trị bệnh của bản thân. Và sau đây chính là những thực phẩm rất tốt cho sức khỏe tim mạch mà bạn có thể tham khảo:

Nhìn chung, những món ăn ít gia vị và chứa nhiều rau xanh và trái cây có múi sẽ là sự lựa chọn rất thích hợp dành cho bạn. Đừng quên trao đổi thêm với bác sĩ trước khi áp dụng bất cứ chế độ ăn nào vào quy trình điều trị bệnh tim mạch tại nhà bạn nhé!


Người bị bệnh tim mạch nên ăn gì cho khỏe?

    4.3. Bệnh tim mạch có uống được cà phê không?

Tỷ lệ người nghiện uống cafe tại Việt Nam rất cao, thế nên họ rất quan tâm đến vấn đề: Mắc bệnh tim mạch có uống được cà phê không? Riêng KingSport, câu trả lời dành cho thắc mắc này sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau.

Theo nghiên cứu, cafein có thể tác động đến nhịp tim và huyết áp tạm thời của người bệnh nhưng cũng không đáng lo ngại. Tuy nhiên, những đối tượng bị bệnh tim nặng thì không nên sử dụng thức uống này bởi vì có thể gây tăng nhịp tim nhanh và khó kiểm soát ngay tức thì.

Một cách uống cafe được nhiều người có nguy cơ mắc bệnh tim thực hiện đó là pha loãng cafe khi sử dụng hoặc uống thêm nước trong lúc sử dụng cafe để hạn chế vấn đề mất nước. 

5. Chẩn đoán và điều trị bệnh tim theo phác đồ

Khi có những biểu hiện thất thường ở tim mạch, bác sĩ sẽ tiến hành khám lâm sàng cho bạn thông qua những thông tin được bạn cung cấp cho bác sĩ (Gia đình có ai bị bệnh tim không? Thói quen sinh hoạt hàng ngày của bệnh nhân như thế nào? Thực phẩm bệnh nhân thường sử dụng là gì? Bệnh án từng có?...).

Tiếp đến, bác sĩ sẽ tiến hành cho bệnh nhân xét nghiệm để có thể đưa ra chẩn đoán gần chính xác nhất về bệnh lý mà người bệnh đang trải qua:

Phác đồ điều trị bệnh tim mạch phụ thuộc vào loại và mức độ nghiêm trọng của bệnh, nhưng thường sẽ được bác sĩ chỉ định sử dụng thuốc trong một thời gian nhất định. Bạn cần thực hiện đúng và đủ các yêu cầu của bác sĩ để bệnh lý mà bản thân đang trải qua được kiểm soát tốt nhất.


Phương pháp chẩn đoán bệnh tim mạch

6. Phòng ngừa các nguy cơ dẫn đến bệnh tim mạch

Phòng bệnh hơn trị bệnh! Chính vì vậy, ngay từ khi cơ thể của chúng ta đang rất khỏe mạnh hãy thực hiện các phương pháp phòng ngừa bệnh tật và cải thiện thể chất khỏe mạnh hàng ngày.

Cách tốt nhất để tim mạch có thể duy trì độ bền và vận hành khí huyết tốt chính là tập thể dục thể thao. Những bài cardio như chạy bộ, đạp xe, bơi lội, yoga,... sẽ giúp khí huyết được lưu thông tốt hơn, tăng cường sức mạnh cho trái tim.

Bạn có thể tập luyện tại phòng gym hoặc tự trang bị cho bản thân một mẫu xe đạp tập, máy chạy bộ, giàn tạ đa năng,... đến từ KingSport để thuận lợi hơn khi tập luyện tại nhà.

Bên cạnh đó, tinh thần cũng là yếu tố quan trọng để chúng ta né xa stress và giảm triệu chứng tim đập nhanh. Cũng tại KingSport, bạn có thể thư giãn trọn vẹn sau những giờ làm việc căng thẳng ngay tại nhà và phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh tim mạch. Cụ thể, những dòng ghế massage trang bị công nghệ thông minh sẽ giúp tác động sâu vào từng điểm đau mỏi trên cơ thể, sưởi ấm lưng và hông để kích thích lưu thông máu hiệu quả.

Đến với KingSport, chúng tôi tin chắc rằng bạn sẽ lựa chọn được cho bản thân một phương pháp phòng ngừa và điều trị bệnh tim mạch an toàn ngay tại nhà hiệu quả nhất!